Tuesday, July 31, 2012

SOA Re-Union và Bỏ Túi NKT 2012 Las Vegas


Nha Ky Thuat



Bo Tui 2011 Pho Hung Las Vegas VIP Room
SOAR Happy Hour
SOAR 2011 Banquet



NKT-219 Members

Gun for sales

Wednesday, July 11, 2012

Luôn nhớ đến các phi công Việt Nam thuộc Phi Đoàn 219 Kingbee với tấm lòng kính trọng và mang ơn


Hai Bài Viết Của Nhà Báo John Stryker Meyer
Nguyễn Văn Phúc dịch
Lời nói đầu:Đây là hai bài viết của nhà báo John Stryker Meyer đã được đăng trên báo North County Times. Ông nguyên là quân nhân Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ, đến Việt Nam năm 1968 và phục vụ cho MACV-SOG. Ông đóng trong căn cứ FOB 1, Phú Bài, Huế, chiến đấu cho chiến tranh bí mật của chính quyền Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam. Các toán LLĐB hay còn gọi là Green Beret gồm nhiều toán viên Việt Mỹ, nhảy toán cho các công tác đặc biệt bên đất Miên, Lào hay Bắc Việt Nam.

Ông cũng là tác giả hai quyển sách Across the Fence: The Secret War in Vietnam và On the Ground: The Secret War in Vietnam (đồng tác giả với John E. Peters) Nhận thấy hai bài viết trên báo cho thấy ông luôn nhớ đến các bạn người Việt trong toán Idaho với ông và ông cũng nhắc đến tên các phi công Việt Nam. Người dịch xin mạo muội trích vài dòng trong sách Across the Fence của ông để cho thấy ngoài tấm lòng yêu mến các người bạn Việt cùng toán,
ông cũng luôn nhớ đến các phi công Việt Nam thuộc Phi Đoàn 219 Kingbee với tấm lòng kính trọng và mang ơn.Hãy đọc một đoạn ngắn ông viết về Đại Uý Thịnh trong một chuyến công tác bên Lào:
Trong thời điểm của những phút giây điên cuồng đó, tôi nhìn lên viên phi công trực thăng, Đại Uý Thịnh. Ông ở trên tất cả cái sự điên khùng ở bên dưới, thật là bình tỉnh và tự tin trong lúc chiếc trực thăng của ông bị đạn của địch bắn trúng nhiều chỗ. Cái thái độ điềm tĩnh khác thường của ông lại quá tương phản với adrenaline đang chạy ào trong cơ thể chúng tôi và cái hành vi điên cuồng bên dưới của hai phía đang cố gắng giết nhau. Chúng tôi đã chiến đấu trong nhiều giờ. Chúng tôi đã đổ mồ hôi, quá dơ dáy và bị kiệt sức. Vậy mà trên kia, trên chiếc trực thăng, Đại Uý Thịnh ngồi yên, trầm tĩnh như cơn gió lạnh trên rặng núi Rocky Mountain, làm cho thấy như đây chỉ là một chuyến đi du ngoạn và như thể là ông đã nói, “Không hề gì, mấy chú. Tôi có cả nguyên ngày mà. Mấy chú cứ từ từ. Sau khi mấy chú an toàn ngồi vào ghế, các cô tiếp viên hàng không sẽ mang bia đến cho mấy chú.” Nhìn Đại Uý Thịnh trong giây phút đó tạo cho tôi cái ấn tượng tinh thần mà tôi sẽ mang theo suốt đời. Thật sự là tôi sẽ không bao giờ hiểu được bằng cánh nào mà một người đàn ông có thể ngồi im, vững vàng dưới sự bắn phá quá dữ dội của quân địch, mà vẫn điều khiển được chiếc trực thăng.Gặp lại Đại Uý Thịnh hai ngày sau chuyến công tác:Một hay hai ngày sau cuộc triệt xuất, Đại Uý Thịnh và phi hành đoàn của ông bước vào câu lạc bộ trại. Tôi vào tìm ông và nói thêm một lời cảm ơn. Tôi mua nước uống cho toàn thể các phi công và các nhân viên phi hành đoàn. Nói chuyện qua một thông dịch viên, Đại Uý Thịnh nói chiếc Kingbee mà ông bay bốc chúng tôi ra khỏi Echo Four bị các vũ khí của quân địch bắn thủng 48 lỗ. Ngồi trong bar, Đại Uý Thịnh vẫn điềm tĩnh và trên tất cả sự huyên náo, xung đột trong đời thường, giống như ông đã trầm tỉnh trong ngày 7 tháng Mười vậy. Ông nói một viên đạn làm thủng một lỗ to bằng trái banh baseball vào một trong mấy cánh quạt trực thăng. Tôi hỏi ông bằng cách nào mà ông vẫn để trực thăng bay lơ lững trong thời gian quá lâu. Ông cho tôi biết khi ông điều khiển trực thăng, ông chỉ nghĩ đến bay bỗng, không việc gì khác, không đạn địch, thời tiết hay tất cả các việc gì khác, chỉ bay bỗng thôi.

“Nếu là lúc tôi phải chết, tôi chết. Bữa hôm ấy không phải là ngày mà tôi phải chết.”
Chapter Seven, The Last Bullet, Across the Fence

Và ông viết về một chuyến công tác khác, cả toán mong chờ chiếc Kingbee của Đại Uý Tường, vì toán bị lính Bắc Việt dùng hỏa công đốt cháy họ. Lửa, khói bao trùm bãi triệt xuất, ông đã nghĩ là trực thăng sẽ không đáp xuống được:
Khi Đại Uý Tường bay chiếc trực thăng xuống vách núi, thẳng về phía chúng tôi, ông đã biết rõ chúng tôi đang ở ngay đâu. Khói quá dầy đặt, làm cho ông khó trông thấy được bãi triệt xuất. Trông giống như chúng tôi đang bị nhốt kín trong một đoạn của Twilight Zone, với khói lửa đang tràn nhanh lên núi, cùng với quân địch bắn vào chúng tôi, và thấy được sự cứu giúp gần kề, nhưng lại quá tầm tay, không vói tay nắm bắt được. Khi chiếc trực thăng cũ kỹ Sikorsky còn cách bãi đáp khoảng 75 feet và đang tiến thẳng xuống chúng tôi, theo tôi, hình như cánh quạt trực thăng quay quá chậm. Trong một phút ngắn, tôi nghĩ chiếc trực thăng sẽ rời khỏi bãi đáp vì khói bao phủ dầy đặc quanh bãi đáp. Tim tôi ngừng đập. Nếu ông rời bỏ chúng tôi, chúng tôi chết chắc. Một vài phút nay trở thành một vài giờ. Tầm nhìn của tôi trở nên rõ ràng hơn bất cứ lúc nào, tôi thấy rõ khói, lửa, tiếng nổ lách tách và tiếng súng nổ của quân địch. Tôi đứng ngay sát phía tây phòng tuyến, vẫy tấm panel màu lên bầu trời, cố gắng cho phi công thấy nó. Chiếc H-34 vẫn tiếp tục xuống thấp, và bay rất chậm. Tôi chỉ nhìn thấy cái bụng của chiếc trực thăng, với cái đầu khệnh khạng đưa qua phải rồi qua trái, tiếp tục xuống thấp trông giống như con bọ ngựa khổng lồ. Cánh quạt trực thăng xoay quanh thổi gió ào vào chúng tôi. Cuối cùng, cái mũi trực thăng hướng về phía trái và tôi có thể nhìn thấy Đại Uý Tường. Nhìn thấy mặt ông, nhìn thấy ông ngồi điềm tĩnh trong chiếc ghế phi công, làm cho lòng tự tin của tôi lên cao hơn. Chúng tôi chắc chắn thoát nạn…

… Đại Uý Tường bay về Quảng Trị trước vì trực thăng gần hết xăng. Chúng tôi trở về Phú Bài khi bóng đêm sắp sửa tràn về. Cũng giống như trước đây, Đại Uý Tường cho phép tôi ngồi trên chiếc ghế của phi công phụ cho phần cuối của chuyến bay. Tôi hỏi Đại Uý Tường nếu ông ta đã quá mệt mõi khi phải kéo toán Idaho ra khỏi những nơi luôn luôn “nóng”. “Không hề chi,” ông nói. “Quá nhiều khói, nhưng không nhằm nhò gì. Bây giờ Kingbee bay về nhà. Ngày mai, chúng ta bay tiếp?” Tôi nói cho ông biết tôi có thể nghĩ ngày mai. Ông nói Kingbee sẽ bay, chắc chắn vậy. Kingbee không bao giờ nghĩ ngơi. Khi chúng tôi đáp xuống Phú Bài, ông chúc tôi Giáng Sinh an lành nhưng từ chối việc tôi mời ông uống với tôi ly nước trong câu lạc bộ. Gia đình ông đang chờ ông ở Đà Nẵng, chỗ thường trú của Phi Đoàn 219 Kingbee, nằm trong phi trường Đà Nẵng.
Buổi tối, ngay sau chuyến công tác, ông gặp cơn ác mộng, thấy viên phi công khác, một trung uý trẻ xuống cứu toán. Viên trung uý này không có được sự dũng cảm và kinh nghiệm của các phi công như Đại Uý Thịnh, Tường; Trung Uý Trọng, Trung. Trong một chuyến công tác trước đây của một toán thám sát khác, viên trung uý này đã không mang được phân nửa toán sau khi Đại Uý Thịnh bốc được nửa toán. Nhưng Đại Uý Thịnh đã bay vòng lại, bốc được nửa toán còn lại. Trong cơn mơ, ông trông thấy viên trung uý này xuống cứu toán nhưng ông la to ông muốn phải là Đại Uý Tường. Cơn ác mộng này, tuy xảy ra không đều đặn, nhưng luôn theo ông trong hơn hai mươi năm:Cái mà tôi không hề biết là cơn ác mộng của đêm Noel 1968, lâu lâu lại ám ảnh tôi cho suốt 25 năm. Một thời gian sau, tôi đã có thể ngồi thẳng lưng, ra mồ hôi với nỗi lo sợ khi cơn ác mộng đến. Cũng đã hơn 10 năm từ sau lần ác mộng cuối. Nhưng mỗi khi Noel đến, ác mộng hay không ác mộng, tôi luôn dành ít phút giây nghĩ đến lòng dũng cảm của Đại Uý Tường. “Không hề chi, Kingbee không bao giờ nghĩ ngơi.”Chapter Thirteen, Captain Courageous, Across the FenceHaunting Memories of Brave Comrades

John Stryker Meyer
North County Times
April 30, 2000

Khi tôi chết, nếu Thượng Đế cho tôi một ít giây phút để tôi suy nghĩ lại một vài sự việc trước khi tôi thở hơi thở cuối cùng, những ý nghĩ đầu tiên của tôi sẽ không phải cho những người thân yêu, không phải cho đám con tôi. Tôi sẽ nghĩ đến và cảm ơn Thượng Đế đã ban cho tôi Sáu, Hiệp, Phước, Tuấn, Hùng, Sơn, Quang, Châu, Cầu và Minh. Hai Đại Uý Thịnh và Tường, cùng hai Trung Uý Trung và Trọng sẽ luôn ngự trị trong tâm tưởng tôi. Sau đó, tôi sẽ nghĩ đến người vợ yêu dấu, những đứa con tài hoa và các bằng hữu quí mến của tôi.

Tại sao lại là những người đàn ông Việt Nam trước những người thân của tôi?

Không có lòng dũng cảm, kiên cường, không hề biết sợ hãi của những chiến sĩ ấy trong cuộc chiến tranh bí mật của Hoa Kỳ tại Đông Nam Châu Á, tôi sẽ không bao giờ trở về được Hoa Kỳ.

Hôm nay, tưởng niệm 25 năm ngày mất Sài Gòn, tôi sẽ dành một phút để chào kính những người dũng sĩ, những người đàn ông mà hầu hết những người Hoa Kỳ sẽ không bao giờ biết đến, tính luôn cả hơn ba triệu người lính Hoa kỳ đã được gởi đến Nam Việt Nam trong cuộc chiến dài và tốn kém nhất của Hoa Kỳ.

Có quá nhiều người không tôn trọng hay thân chào những người Việt đã chiến đấu tại Việt Nam. Lý do là vì quốc gia của chúng ta đã không hướng dẫn cho họ biết về người Việt, phong tục, tập quán và về cái đất nước mà chính quyền đã gởi chúng ta đến. Là những người lính Green Beret, chúng tôi đã chiến đấu bên cạnh họ, vui đùa với họ và biết thêm về gia đình, những giấc mơ, hy vọng và những nỗi lo âu của họ.

Nhóm đầu là các toán viên của toán Idaho, toán thám sát cho các công tác bí mật trong đất Miên, Lào và Bắc Việt nằm dưới sự điều động của Military Assitance Command Vietnam – SOG. Các đơn vị của Green Berets, Navy Seals, và các toán trinh sát của TQLC HK cung cấp và điều khiển nhiều cuộc hành quân bí mật khắp suốt Nam Việt Nam.

Tôi gia nhập toán Idaho vào tháng Năm năm 1968 sau khi sáu toán viên của toán biến mất trong một khu vực của một mục tiêu bên đất Lào. Ba người lính Mũ Xanh Hoa Kỳ và ba người lính “đánh thuê” Việt Nam sẽ không bao giờ được nghe đến và vẫn còn nằm trong danh sách mất tích cho đến ngày hôm nay. Năm 1968, toán Idaho hành quân bên ngoài Phú Bài, cách phía nam Huế mười dặm. Trong tháng Năm có ba mươi toán thám sát trong căn cứ. Vào tháng Mười Một, chỉ còn duy nhất toán Idaho là toán còn đi hành quân. Quân địch tại Lào, Miên và Bắc Việt là những tên lính được huấn luyện kỹ càng, trang bị đầy đủ và rất liều mạng.

Hai Đại Uý Tường, Thịnh và hai Trung Uý Trung, Trọng là những viên phi công bay trực thăng Sikorsky H-34 của Phi Đoàn 219 cho SOG. Hết lúc này đến lúc khác, họ bay những chiếc trực thăng cũ kỹ H-34 mà chúng tôi gọi là Kingbee vào những bãi đáp, những nơi mà quân địch cố gắng bắn rơi họ từ trên không trung.

Trong nhiều tháng trong năm 1968, các chiếc Kingbee là những chiếc trực thăng mang các toán SOG bay qua biên giới, vào sâu trong nội địa của quân địch. Tại đất Lào, CIA đoán có khoảng từ 30,000 đến 40,000 quân lính Bắc Việt lo nhiệm vụ bảo vệ con đường mòn Hồ Chí Minh, con đường vận chuyển quân dụng và vũ khí từ Bắc vào Nam Việt Nam và – đánh nhau với các toán SOG.

Trong 17 tháng ở trong toán Idaho, chúng tôi luôn luôn rời mục tiêu với sự bắn phá dữ dội của quân lính Bắc Việt. Đường về lại căn cứ luôn là trên những chiếc Kingbee. Và, mỗi lần chúng tôi cần họ, họ luôn đến, không thèm đếm xỉa tới đạn địch bắn ác liệt đến cỡ nào. Rất nhiều người lính Mũ Xanh còn sống sót đến ngày hôm nay là nhờ vào cái tài bay bỗng không thể tưởng tượng được của các viên phi công Kingbee Việt Nam. Và nếu không có các toán viên Việt và Nùng, sẽ có nhiều hơn 161 người lính Mũ Xanh hy sinh cho các công tác của SOG.

Sáu là trưởng toán người Việt của toán Idaho. Khi tôi đặt chân đến Phú Bài, Sáu đã chiến đấu với Lực Lượng Đặc Biệt gần năm năm. Chỉ cân nặng 100 cân anh, quá gầy. Sáu có một giác quan thứ sáu rất phi thường: anh có thể “ngữi” được quân địch. Trong rừng, anh di chuyển nhẹ nhàng, kín đáo, luôn chỉ trích các bạn đồng nhiệm Hoa Kỳ, khi cần. Hiệp là thông dịch viên cho toán, thỉnh thoảng, anh chỉnh sửa văn phạm tiếng Anh cho các người lính Hoa Kỳ, anh nói thông thạo cả tiếng Pháp, Việt và một ít tiếng Tàu. Phước, Châu, Sơn và Hùng tình nguyện đăng lính Lực Lượng Đặc Biệt khi họ mới 15, 16 tuổi. Sau hàng trăm giờ huấn luyện, tuổi của họ không còn là vấn đề vì họ chiến đấu rất ngon lành trong chiến trận.

Vào ngày 7 tháng Mười năm 1968, sau khi toán Idaho cố gắng thoát khỏi các tên truy lùng, toán bị quân lính Bắc Việt để súng vào thế tự động, tấn công. Sáu đã lên tiếng báo động là bọn chúng đang đến gần. Tuy các người lính Hoa Kỳ không nghe thấy gì, nhưng Sáu, Phước, Hiệp và Don Wolken luôn cảnh giác, với vũ khí để tự động, sẵn sàng khai hỏa.

Các giây phút đầu tiên trong những lúc đánh nhau rất là quan trọng. Những cây súng tiểu liên chúng tôi mang theo bắn 20 viên đạn trong vòng một giây rưỡi. Sáu, Phước và Hiệp thay băng đạn mới, bắn đuổi quân lính Bắc Việt trở xuống đồi. Chúng tôi giành được ưu thế về hỏa lực, nhưng quân Bắc Việt luôn tiến đến chúng tôi. Về sau, chúng bắn vào chúng tôi từ đằng sau các thân xác chết chất đống lại của bọn chúng. Chúng tiến đánh chúng tôi từ hai giờ trưa tới khi trời chập tối. Hết đợt tấn công này đến đợt tấn công khác, cố gắng tràn ngập vị trí chúng tôi. Chúng tôi được sự yểm trợ của Không Quân Hoa Kỳ từ các chiếc Phantom, Skyraider và Gunship luôn bỏ bom, bom cluster, bom napalm, và các đợt bắn phá bằng đạn liên và súng cà nông khác. Đó là lần đầu tiên tôi nhớ lại thây người cháy khét. Đến khi trời chạng vạng tối, chúng tôi chỉ còn lại ít đạn, lựu đạn và một ít đạn phóng lựu. Đại Uý Thịnh bay chiếc H-34 vào một cái gò cao nhỏ bên cạnh vị trí chúng tôi, điều khiển trực thăng bay lơ lững trên một đám cỏ voi - cỏ voi dầy và cao hơn 12 feet. Bởi vì cái đám cỏ quá dầy và quân Bắc Việt cố gắng bám sát lưng, phải cần nhiều phút để đến được chiếc Kingbee. Khi tôi đến được dưới trực thăng, tôi nhìn lên Đại Uý Thịnh, đang ngồi trên ấy, điềm tỉnh như cơn gió lạnh của rặng núi Rocky Mountain vào mùa Xuân, và ông mỉm cười. Cuối cùng, chúng tôi lên được trực thăng, và ông ta kéo chúng tôi ra khỏi nơi ấy. Sáu, Hiệp, Phước và tôi bắn hết những băng đạn cuối cùng, và thảy hết những trái lựu đạn cuối lúc chúng tôi rời khỏi vùng, dưới hỏa lực ác liệt của quân địch. Chỉ trong vòng vài phút, chúng tôi bay ở cao độ 4,000 feet, hướng về Phú Bài. Chúng tôi bình an vô sự. Nhưng, chiếc Kingbee bị lựu đạn và đạn địch làm thủng 48 lỗ ngay hai bên hông trực thăng và cánh quạt. Qua ngày hôm sau, người lính Hoa Kỳ vừa gia nhập toán được một thời gian ngắn, bỏ cuộc. Sáu, Hiệp và Phước dùng buổi cơm tối và tôi sắp xếp cho Sáu và Hiệp được phép về với gia đình họ ngay tối hôm ấy.

Câu chuyện trên hé lộ ra hàng trăm diễn biến về lịch sử của SOG. Tôi luôn mang trong người một nỗi ám ảnh, mặc cảm có tội vì đã bỏ rơi các người bạn Việt thân quí của tôi tại Nam Việt Nam.

John Stryker Meyer, staff writer, North County Times.
Served in Special Forces from 1968-1970.

& & &

Thirty Years Later, War Story Has A Happy Ending

John Stryker Meyer
North County Times
11-25-01

Tôi biết Nguyễn Công Hiệp có mặt trên chuyến bay lúc chiếc máy bay của hảng Continental Airlines đang hạ cánh, và đột nhiên, tôi cảm thấy tôi không còn đứng ở phi trường John Wayne tại Orange County; tôi đang trở ngược ở bên đất Lào trong năm 1968, với quân lính Bắc Việt vây quanh.

Vào ngày 7 tháng Mười năm 1968, toán thám sát sáu người của LLĐB tạm nghĩ chân trên đầu một ngọn đồi trong một khu rừng bên đất Lào. Khi tôi mở một hộp trái cây cũng là lúc Hiệp và Sáu nổ súng vào một đám đông quân Bắc Việt đang trèo lên đồi để giết chúng tôi. Lưng tôi đang ở đối diện với quân Bắc Việt khi Sáu, Hiệp và ba toán viên còn lại của toán ST Idaho khai hỏa, với những tiếng nổ dữ dội của súng để ở vị thế tự động.

Lúc tôi nhìn chiếc phi cơ của hảng Continental chạy vào phi đạo, những phút giây của 33 năm về trước, vẫn còn nóng trong ký ức như thể mới như ngày hôm qua, hiện về; Khi Hiệp và Sáu bảo vệ lưng tôi, bắn đuổi quân Bắc Việt trở ngược vào khu rừng, xuống trở lại đồi, lúc chúng tôi chiến đấu bên nhau cho cuộc chiến bí mật của Hoa Kỳ tại Đông Nam Châu Á. Tôi vẫn ngữi được mùi hăng của khói súng, nỗi sợ và adrenaline bơm dồn dập trong những mạch máu của trận đánh đó, và những giờ phút tiếp nối lúc quân Bắc Việt bắn vào chúng tôi từ sau cái đống thây chết của các đồng chí của bọn chúng. Đó cũng là lần đầu tiên tôi ngữi thây người cháy khét bởi bom napalm.

Năm 1970 là lần cuối cùng tôi nói chuyện với Hiệp, tại buổi tiệc chia tay của tôi với những người lính trong toán Idaho. Là người thông dịch viên cho toán Idaho, Hiệp và tôi là hai người còn đứng vững sau buổi tiệc thật dài, ầm ỉ và đầy xúc động đó. Anh say và té ngã xuống cát, tôi kéo anh dậy, mang anh vào giường trong căn phòng của toán. Tôi rời căn cứ trước khi trời sáng và không bao giờ gặp lại anh.

SUM HỢP

Một phần tư thế kỷ sau, vào một buổi tối thứ Năm gần đây, tôi cảm thấy bồn chồn và kích động. Một người cháu của Hiệp nhìn thấy hình anh trên ti vi, trong một phim tài liệu của History Channel. Anh ta liên lạc với tôi. Tôi gọi cho Hiệp, và bây giờ, tôi đang chờ, dành cho anh một sự ngạc nhiên ở phi trường.

Tôi nhận ra anh cho dầu anh không còn đeo kiếng mát mà anh luôn luôn đeo ở Đông Nam Châu Á. Từ đám đông, tôi tiến lại gần anh. “Này, anh thông dịch viên số một, chào mừng đã đến Nam Cali.”

“John Meyer! Anh đó à?” Và không để trễ một giây “Anh có nhiều tóc bạc hơn là lúc chúng ta ở Phú Bài.” Chúng tôi bắt tay nhau, rồi ôm chặt nhau.

“Hiệp, tôi rất vui sướng biết anh vẫn còn sống. Tôi luôn sợ cái sự xấu kia.”

“Meyer, anh có thể tưởng tượng được chúng ta vẫn còn sống? Thật là vui mừng gặp lại anh sau nhiều năm xa cách.”

Lúc cái đám đông rời chúng tôi, chúng tôi bắt tay nhau một lần nữa, không nói một lời nào. Tôi ôm chặt anh lần nữa, vui sướng vì anh vẫn còn sống. Hiệp lại hỏi tiếp, “Anh có thể tưởng tượng được là chúng ta vẫn còn sống?”

Chúng tôi hỏi nhau câu hỏi đó nhiều lần trong một buổi cuối tuần vừa qua, khi tôi và Hiệp đến vùng Little Saigon, dùng thức ăn Việt Nam, và dự lễ cưới với gia đình anh. Ngày Chủ Nhật, tại nhà tôi ở Oceanside, vợ tôi làm cơm tối thiết đãi một vài người bạn và vài người thân của anh.

Trong thời gian gặp gỡ ngắn ấy, chúng tôi nói tới nói lui những câu chuyện từ những ngày còn trong cuộc chiến bí mật cho đến cuộc sống của chúng tôi từ sau năm 1970 và về gia đình. Chúng tôi nhớ lại lúc tôi, Sáu và Hiệp mới biết nhau vào tháng Năm tại FOB 1, Phú Bài, Việt Nam. Tôi vừa mới xong phần huấn luyện về LLĐB trong nước và tình nguyện gia nhập cho cuộc chiến bí mật, về lính Mũ Xanh (Green Berets) hoạt động cho những công tác bí mật, sâu trong nội địa Lào, Miên và Bắc Việt cùng với những người lính bản xứ Việt Nam. Những người đàn ông Việt Nam như Sáu và Hiệp tình nguyện cho những nhiệm vụ nguy hiểm nhất trong Đông Nam Châu Á, với các toán thám sát sáu hay tám người sâu trong những căn cứ của quân địch. Không có những sự giúp sức của Bộ Binh, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến, không có cả pháo yểm. Chúng tôi chỉ có Không Quân Hoa Kỳ, những phi hành đoàn trực thăng dũng cảm của Nam Việt Nam, của Bộ Binh HK và các trực thăng hỏa lực của TQLC HK.

Trong thời gian ấy, Hiệp và Sáu cân nặng 95 cân anh, quá nhẹ. Hai anh đã có hơn hai năm kinh nghiệm cho những công tác chết người đó. Tôi chỉ là anh lính mới ra lò. Hiệp là toán viên quan trọng nhất của toán, là thông dịch viên. Tôi không nói được tiếng Việt, chỉ trừ một vài tiếng thô tục. Hiệp nói được ba thứ tiếng và hiểu được tiếng địa phương của người Bắc. Tôi được đưa về toán ST Idaho vì cả toán bị biến mất vào tháng Năm năm 1968 - bốn người lính Việt và hai lính Mũ Xanh Hoa Kỳ, sẽ không bao giờ nghe thấy họ nữa. Sáu là trưởng toán người Việt và tôi là hiệu thính viên, mang máy cho toán. Vào tháng Mười, tôi lên nắm trưởng toán, bên phía Hoa Kỳ.

Chúng tôi nhảy nhiều công tác – thêm một mục tiêu ngay ngày Thanksgiving ở Miên, và một công tác đêm Noel bên đất Lào – cho đến cuối tháng Tư năm 1969, tôi trở về Hoa Kỳ. Vào tháng Mười, tôi trở lại với toán Idaho và chúng tôi nhảy thêm nhiều chuyến nữa, huấn luyện để bắt cóc quân địch, nghe lén điện thoại và chôn các cục sensor của Không Quân vào các khu vực của quân Bắc Việt.

Có đôi khi, chúng tôi nhảy xuống mục tiêu từ trên trực thăng còn lơ lững bay. Chúng tôi luôn rời khỏi mục tiêu dưới sự bắn phá của quân địch. Chỉ một câu hỏi duy nhất là có bao nhiêu súng đạn và súng phòng không của địch và chúng tôi có được bao nhiêu viên đạn còn lại để bắn trả trong những giây phút điên cuồng chờ đợi trực thăng.

Vào tháng Tư năm 1970, tôi từ giã và sẽ không bao giờ trở lại Việt Nam, sau cái buổi tiệc mà Hiệp làm thông dịch và anh bị say mèn đó. Các người lính Hoa Kỳ trong chuyến bay hò hét, cười đùa vì họ đang trở về quê hương. Tôi lại ngồi buồn rầu. Tôi bị dằng co vì, tôi ngạc nhiên và vui sướng vì tôi vẫn còn sống; và, tôi lo lắng cho Sáu, Hiệp và các người lính Việt dũng cảm trong toán ST Idaho.

TRỐN THOÁT

Hiệp rời bỏ Sài Gòn trong một trong những chuyến bay cuối của ngày 30 tháng Tư năm 1975, một người thân thu xếp cho Hiệp lên chiếc máy bay quân sự C-130, ở phi trường Tân Sơn Nhứt, ngày mà Hiệp gọi là “Tháng Tư Đen”.

Khi anh tới phi trường, anh nói, anh trông thấy một cảnh tưởng hỗn loạn, ồn ào. Các pháo thủ cộng sản nả đạn vào phi trường trong lúc hàng trăm người Việt đang điên cuồng cố gắng lên chiếc máy bay. Lúc Hiệp đến được máy bay, cái cửa sau đã kéo lên cao khỏi mặt đất vài feet.

“Tôi quá tuyện vọng” Hiệp nhớ lại. “Tôi thảy đứa con út vào một người lạ mặt trên máy bay.” Anh quăng đứa con thứ hai vào một người lạ mặt khác. Cánh cửa sau đang nâng lên cao làm anh phải nhấc vợ anh lên. Trong cái lúc ồn ào đó, “Tôi nhận thức được người ta nhảy lên lưng tôi, dùng tôi làm thang để leo lên máy bay,” Hiệp nói.

Anh ngã xuống đường bay, đổ ầm xuống dưới cái sức nặng của các thân người tuyệt vọng ấy.

“Cho đến ngày hôm nay, tôi không biết bằng cánh nào, tôi đứng dậy được,” Hiệp nói “Đó là những giây phút tôi sẽ không bao giờ quên. Khi máy bay bắt đầu chạy tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ trông thấy vợ con tôi được nữa… Tôi biết là bọn Bắc Việt biết tôi chiến đấu trong LLĐB, biết chúng nó sẽ đến bắt tôi. Tôi nghĩ tôi sẽ chết chắc.

Rồi, một người nào đó bên trong máy bay, cúi người xuống, nắm áo Hiệp và kéo anh vào máy bay lúc máy bay cất cánh rời khỏi phi đạo. “Cho tới ngày hôm nay, tôi vẫn không biết ai làm việc ấy, nhưng, tôi luôn mang ơn anh ta suốt đời.”

Gia đình Hiệp rời bỏ Sài Gòn chỉ với quần áo trên thân, không tiền, không nữ trang, không của gia truyền, không có gì cả.

“Chúng tôi đến Mỹ với hai bàn tay trắng,” Hiệp cho biết. “Những người Mỹ chúng tôi gặp trên đường đời giúp đỡ, vực chúng tôi dậy… Dân chúng ở xứ này không biết lo lắng là gì. Họ không hề biết khó như thế nào để có được bữa ăn nóng trên bàn mỗi tối… Tôi rất vui sướng được ở đây, có được tự do.”

Hai người con gái của Hiệp làm kế toán tại Houston. Đứa con trai học computer tại Cambridge, Mass. Một đứa con trai riêng khao khát được làm bác sĩ.

Vài ngày sau biến cố 9-11, tôi gọi thăm hỏi Hiệp.

“Tôi đang bực mình đây. Tôi không thể tưởng tượng được bọn chúng chơi nước Mỹ,” Hiệp nói. “Thiệt là buồn. Không hiểu bằng cách nào mà một tên nào chơi được Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”

Tôi nói, “Hiệp. Anh sẵn sàng chưa?”

“Tụi mình đi Afghanistan?” anh nói, ”Trước tiên, tụi mình đến thành phố Sài Gòn, rủ thêm Sáu và có thể kéo luôn cả Black (Lynne Black, cựu toán viên toán ST Idaho) đang ở Hoa Kỳ, rồi chúng ta đi bắt cái thằng chó đẻ nào đã làm việc đó.”

John Stryker Meyer

Sài Gòn nhỏ ngày 15 tháng Chín 2011
Nguyễn Văn Phúc

 Hoa Pham and John Stryker Meyer President Special Operations Association

Kingbee Captain Duong Ngoc Nhu and Loi Ho Nguyen Van Hiep toan Idaho

Team IDAHO John Stryker Meyer stand far left , Hiep front row far right with black hat
Kingbee 219 and STD member

MACV-SOG STORIES / SOAR-219-STD 2011

NVA Hits Spike Team Idaho in Laos


By: John “Tilt” Stryker Meyers

Target: E-4.

Command and Control: MACV-SOG.

Area of Operations: Laos.

Codename: Prairie Fire

Mission: Primary--General recon.

Secondary--Find major NVA POW underground complex where U.S. POWs are held.

Complex located near major intersection of Ho Chi Minh Trail in Laos.

Alternate--Cancel mission if opportunity to capture live NVA soldier arises.

Target Team: Spike Team (ST) Idaho.

Date: 6 October 1968

Launch site: Phu Bai, FOB #1, South Vietnam

Insertion Aircraft: Vietnamese-piloted Sikorsky H-34 helicopters. Kingbees.

Lead Ship: 10-U.S. team leader, 11-U.S. assistant team leader and 01-Vietnamese team leader.

Second Ship: 12-3rd American, 02-team interpreter and 03-point man, Vietnamese team.

Third Ship: Backup.

Assets on site: two A1E skyraiders, one 0-2 covey, two UH-1B Huey gunships and Phantom F-4s on call.



-------------------------------------------------------------------------------


TOÁN BIỆT KÍCH IDAHO BÊN LÀO
By: John “Tilt” Stryker Meyers

Tôi lúc nào cũng nghĩ, Chủ Nhật không phải là ngày tốt để đi hành quân, đặc biệt trong Hành Quân Prairie Fire trên đất Lào, vì khu vực hành quân xâm nhập rất nguy hiểm. Tuy nhiên, những hôm trước ngày 6 tháng Mười năm 1968, thời tiết xấu, nhiều mây, thay đổi bất thường nên các chuyến xâm nhập, phát xuất từ căn cứ hành quân tiền phương 1 (FOB-1), Phú Bài phải đình hoãn lại.
Căn cứ hành quân tiền phương 1 (FOB-1) của đơn vị SOG nằm nơi hướng bắc phi trường Phú Bài, trên quốc lộ 1, cách thành phố Huế khoảng mười dặm về hướng nam. Khi không có toán biệt kích xâm nhập, các sĩ quan cao cấp trong Saigon lo lắng (áp lực từ trên xuống). Do đó mỗi buổi sáng, việc đầu tiên người trưởng toán biệt kích thường làm là để ý thời tiết, nhìn về rặng núi (Trường Sơn) nơi hướng tây Phú Bài. Nếu trời quang đãng không có mây, cấp chỉ huy đơn vị SOG trên căn cứ hành quân tiền phương sẽ tìm cách đưa một toán biệt kích hay một đơn vị xung kích Hatchet Force vào khu vực hành quân Prairie Fire.
Ngày hôm qua, thứ Bẩy, bầu trời có lúc quang đãng, đủ thời gian cho trưởng toán (1-0) biệt kích Idaho, trung sĩ Donald W. “Don” Wolken bay thám sát khu vực hành quân, tìm bãi đáp xâm nhập. Trong khi đó, “ở nhà”, tôi cùng LLĐB/VN Sáu thanh tra vũ khí, đạn dược, “đồ nghề” đem theo hành quân của các toán viên.
Sáng Chủ Nhật, bầu trời trong sáng như thủy tinh. Trưởng toán Wolken cùng với Sáu thanh tra toán viên thêm một lần nữa. Mỗi biệt kích Hoa Kỳ phải đem theo 25 băng đạn súng CAR-15, người Việt Nam (đa số biệt kích trong toán “Mỹ” là người Thượng, hoặc Nùng) 20 băng đạn. Cả Wolken và tôi đều gắn thêm khẩu súng phóng lựu đạn M-79 đã cưa ngắn nòng súng, 21 viên đạn và một viên đạn khói cay. Wolken còn đeo thêm khẩu súng lục gắn đầu hãm thanh. Tôi mang máy truyền tin và một lô lựu đạn. Robinson cùng với biệt kích Việt Nam mang theo mấy qủa mìn Claymore và một cục pin phòng hờ cho máy truyền tin PRC-25. Sáu và tất cả biệt kích Hoa Kỳ được mang theo máy báo tín hiệu “cấp cứu” URC-10.
Trước khi lên đường, cả toán biệt kích Idaho chụp tấm hình kỷ niệm, mặc dầu Sáu và người thông ngôn Hiệp, sợ chuyện xui xẻo đến với toán biệt kích.
Vài phút sau, chúng tôi lên trực thăng H-34 do phi hành đoàn Việt Nam trong phi đoàn 219 “King Bee” (rất nổi tiếng trong đơn vị SOG) đưa đi xâm nhập. Từ trên cao nhìn xuống một mầu xanh của núi rừng, tôi nhớ đến nông trại của ông tôi ở Belle Mead, tiểu bang New Jersey. Khi trực thăng bay qua biên giới, người xạ thủ khẩu đại liên 30 thử khẩu súng bằng cách bắn một tràng đạn xuống cánh rừng ở dưới.
Mấy tay phi công “King Bee” có lối đáp trực thăng rất độc đáo, thả rơi từ trên cao khi gần tới mặt đất mới nổ máy từ từ đáp xuống, làm cho toán biệt kích ngồi bên trong “lên ruột”. Bãi đáp là một hố bom, khi bánh chiếc trực thăng chạm đất, trưởng toán Wolken ngồi ngay cửa đảo mắt xung quanh bãi đáp thật nhanh, xem có dấu hiệu của địch, rồi toán biệt kích nhẩy ra biến mất vào đám cỏ tranh cao hơn đầu người.
Tôi liên lạc với chiếc Covey bao vùng do trung sĩ nhất Robert “Spider” Parks (cựu trưởng toán biệt kích SOG) lái, cho anh ta biết toán biệt kích “OK”. “Spider” bay bao vùng thêm mười phút rồi lặng lẽ quay trở về căn cứ hành quân tiền phương Phú Bài.
Toán biệt kích Idaho bắt đầu di chuyển, Phước là người dẫn đường, đi đầu, Sáu theo sau, rồi đến Wolken. Đến một chỗ an toàn, toán biệt kích dừng lại nghỉ mệt, Phước, Sáu và Wolken lấy bùn thoa lên chỗ bị ong chích.
Tiếp tục di chuyển khoảng nửa tiếng đồng hồ, Phước ra dấu hiệu, có nhiều tiếng động ở phiá trước. Vài giây sau, tất cả mọi người đều nghe tiếng động, cả toán biệt kích vội tìm chỗ nấp sau những thân cây. Tôi nghĩ lính Bắc Việt, rút chốt qủa lựu đạn M-26, nhưng không phải địch quân mà là một đàn khỉ đang đùa giỡn, la hét, trên những cành cây.
Sau khi “tái mặt” vì đàn khỉ, chúng tôi áp dụng kỹ thuật di chuyển căn bản, đi mười phút, đứng lại nghe ngóng mười phút. Trong rừng, bạn có thể đoán biết chuyện đang xẩy ra xung quanh bằng cách nghe ngóng cũng như nhìn thấy. Đến giữa trưa, chúng tôi nghe được một phát súng “báo hiệu” có lẽ của toán đi tìm dấu vết toán biệt kích.
Toán biệt kích Idaho lặng lẽ di chuyển, đến khoảng 2:00 giờ chiều, có thêm tiếng súng báo hiệu, làm như chúng đã tìm ra lộ trình của toán biệt kích. Đến xế chiều, toán tìm dấu vết của địch đã tiến đến gần toán biệt kích, nhanh hơn chúng tôi nghĩ. Nhận ra điều đó, toán Idaho tiếp tục di chuyển cho đến khi trời tối, không còn chút nắng, mới tìm chỗ đóng quân đêm. Khi đặt mìn Claymore phòng thủ, địch quân bắn thêm một phát súng cuối cùng làm cả toán biệt kích giật mình, có cảm tưởng như địch quân chỉ còn cách mười thước.
Vì khoảng cách với toán tìm dấu vết của địch quá gần, chúng tôi đợi đến nửa đêm mới lôi đồ ăn ra, ăn vội vàng. Chúng tôi báo cáo lên phi cơ tiếp vận, bay bao vùng 24/24, cho tất cả các đơn vị Bộ Binh trong quân Lực Hoa Kỳ liên lạc, rằng toán biệt kích Idaho “OK”, rồi đi ngủ.
Khi ánh sáng bình minh hôm sau vừa ló dạng, toán biệt kích di chuyển ngay tức khắc. Chiếc FAC Covey cũng đã lên vùng, tôi báo cáo tình hình để FAC chuyển tiếp về căn cứ hành quân tiền phương Phú Bài. Tôi để ý cặp mắt của Sáu càng lúc càng to ra, anh ta đã làm trưởng toán biệt kích SOG được 5 năm, đầy kinh nghiệm, có thể “đánh hơi” địch quân. Đến một chỗ an toàn, dừng chân, Sáu cho biết linh cảm địch quân rất đông. Tôi chưa tin, vẫn chưa thấy dấu hiệu gì của quân đội Bắc Việt, nhưng hơi lo.
Đến trưa, tôi báo cáo cho Covey, mọi chuyện êm xuôi và những linh cảm của Sáu. Covey trả lời, nên tin những lời Sáu nói (“Spider” đã từng làm trưởng toán biệt kích SOG, biết Sáu), rồi hẹn sẽ quay lại lúc 4:00 giờ chiều.
Sau đó, Sáu và Hiệp đổi vị trí trong toán, Sáu sẽ đi cản hậu, tôi đi ở vị trí thứ năm, trước anh ta. Khoảng 1:00 giờ chiều, chợt Sáu ra dấu hiệu tiếng “phì phì” như rắn hổ mang. Trên ngọn đồi (phiá bên kia) toán biệt kích vừa đi xuống, xuất hiện hai người lính Bắc Việt võ trang AK-47, đang nhìn toán biệt kích di chuyển mỉm cười, họ “Mỉm Cười!” thay vì đưa súng lên bắn chúng tôi. Hai người lính Bắc Việt chỉ cách khoảng 45 thước, tôi đưa khẩu súng lên định bắn ra một quả M-79, nhưng Sáu ngăn lại, nói “Đi nhanh lên, tụi nó đông lắm!”.
Tôi báo cáo cho Wolken, anh ta ra lệnh cho toán biệt kích di chuyển nhanh lên núi. Một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi lên đến một mỏm núi, đủ rộng cho cả toán biệt kích. Wolken ra lệnh cho tôi gọi chiếc FAC quay trở lại càng sớm càng tốt.
Lúc đó, cặp mắt của Sáu mở to như hai cái điã. Tôi dựng cần antena gọi cho FAC nhưng không nghe trả lời, hai ba lần vẫn không được. Tôi bấm máy máy “cấp cứu” URC-10, tín hiệu khẩn phát đi từ máy này, tất cả các loai phi cơ đang trong vùng hành quân Prairie Fire đều có thể nhận được, nhưng cũng không ai trả lời.
Tôi mở hộp Apricot ngồi ăn, chưa hết thì tiếng súng tiểu liên AK-47 nổ vang dội. Sáu, Phước, Hiệp và Wolken phản ứng nhanh chóng, bắn trả lại. Tôi chưa từng nghe tiếng súng AK-47 nổ lớn và thật gần như lần này. Tiếng súng nổ chát chúa, cùng với khói thuốc súng bay mùi khét trong không khí. Rồi tiếng súng tạm ngưng (hình như để ráp băng đạn khác) rồi lại tiếp tục nổ đều đặn.
Mỏm núi nhỏ đã cứu toán biệt kích Idaho, lính Bắc Việt không thể tràn lên số đông cùng một lúc. Tôi bấm máy URC-10 liên tục, gào lên trên máy truyền tin PRC-25. Cả tiếng đồng hồ vẫn chưa liên lạc được với ai để cầu cứu, chúng tôi phải tiết kiệm đạn. Trong khi đó, lính Bắc Việt lôi những xác chết, những người bị thương ra nơi khác, tiếp tục bò lên tấn công.
Cuối cùng, “Spider” trên chiếc FAC lên bao vùng, anh ta cho biết hai chiếc phản lực Phantom F4, trên đường về sau một phi vụ oanh kích trên đất Lào, bắt được tín hiệu khẩn của toán biệt kích Idaho và báo cho anh ta biết. Tôi báo cho “Spider” biết chúng tôi báo động ở mức độ “Prairie Fire”, tất cả các phi cơ, kể cả mấy chiếc F4 đang trên đường lên hướng bắc nước Lào cũng phải quay trở lại để lo cứu toán biệt kích. “Spider” trấn an, cho biết đã có hai trực thăng võ trang thuộc sư đoàn Americal biệt phái cho đơn vị SOG đang trên đường tới.
“Spider” nói cho một qủa khói mầu để đánh dấu vị trí toán biệt kích. Trên máy bay quan sát, “Spider” nhìn thấy vị trí toán biệt kích, anh ta điều động hai chiếc khu trục A1 (đã đến trước) bắt đầu đánh bom trên sườn núi, làm quân Bắc Việt phải chạy xuống chân núi tránh bom.
Khoảng nửa tiếng đồng hồ trước khi trời tối, “Spider” cho biết, trực thăng
Hai chiếc trực thăng võ trang bay vào trước, rồi đại úy Thịnh (phi đoàn 219 “King Bee”) đáp xuống cách chúng tôi chừng mười thước. Chúng tôi chạy trên đám cỏ tranh ra chiếc trực thăng H-34. Wolken cùng tôi “túm” mấy ông biệt kích nhỏ con Việt Nam ném vào trong lòng chiếc trực thăng, rồi nhẩy lên sau. Đại úy Thịnh vẫn tỉnh bơ đợi chúng tôi lên hết mới cất cánh bay về Phú Bài. Hôm sau chúng tôi mới được biết chiếc trực thăng H-34 gìa nua trúng 48 viên đạn.
Về đến Phú Bài trời đã tối, tôi vào nhà ăn lấy đồ ăn tối cho Sáu, Hiệp, Phước, rồi ngồi ăn với họ. Lần sau, gặp lại đại úy Thịnh, nhất định tôi phải mời ông ta vào câu lạc bộ đãi một chầu bia.

Dallas, TX. Vđh




I always though Sunday was a good day not to run missions, especially when the target area was in the deadly Prairie Fire AO (area of operation).

However, for several days prior to 6 October 1968, the weather had been cloudy and uncertain, which prevented any Forward Operating Base (FOB)-1 teams in Phu Bai from launching into Laos AO. FOB-1 sat along Highway 1, north of Phu Bai airport, on the north side of an ARVN training compound, just south of the tiny village of Phu Luong, about 10 miles south of Hue.

When there were no teams on the ground, the brass in Saigon got nervous. Hence, in the mornings the first thing the team leaders did was to check the mountains west of Phu Bai. If they were clear, the brass would try to get a team or a Hatchet Force inserted in Prairie Fire.

On Saturday, 5 October 1968, the weather had broken enough for ST Idaho One Zero (U.S. team leader) Staff Sergeant Donald W “Don” Wolken to fly over a VR (visual reconnaissance) over the target area. Wile Wolken was flying, Sau (the Vietnamese team leader) and I inspected the team.

Sunday morning, the weather was crystal clear, nary a cloud in the sky. Wolken and Sau quickly inspected the team: each American carried a minimum of 25 magazines for their CAR-15s, the Vietnamese carried 20 magazines. Wolken and I both carried sawed-off M-79s, 21 HE rounds and one tear gas round. Wolken also carried a .22-caliber semiautomatic pistol with a suppressor. I carried the PRC-25 radio and a bunch of hand grenades, while Robinson and the Vietnamese carried several claymore mines and extra batteries for the PRC-25. Sau and all Americans carried URC-10 emergency radio also.

Shortly before we left, the team posed for a photograph, over the strong protests of Sau and our interpreter Hiep. They said we’d jinx the mission.



A few minutes later, we were on the H-34s flying west on the hour-plus flight to Laos. Those long flights to the target area were peaceful and memorable because we were flying high, where the air was cooler, looking at the dark, lush greens of the jungle. From 4,000 feet, South Vietnam, Laos and Cambodia were beautiful. During these flights, I often thought about my grandfather’s farm in Belle Mead, New Jersey.
As the H-34s churned westward, my vision always seemed better, aided by the adrenaline that was flowing, anticipating the unknown. Once over Laos, the doorgunners test-fired their .30-caliber machine guns.
Then, the Kingbees went into a dying swan spiral, spinning madly toward the earth. The G-force pushed my stomach upward into my chest. At the last second, the pilot flared out and hovered a few feet off the ground. The right wheel of the Kingbee touched the bomb crater that was our LZ. While we were descending, Wolken sat in the door, looking at the LZ itself. I squatted behind him, with my hand on his left shoulder, watching the perimeter of the LZ for any enemy movement.
Now the blood was pounding through our veins.
As the Kingbee wheel again touched the lip of the bomb crater, Wolken jumped out and promptly disappeared in the elephant grass. I followed. When I landed on the crater, I started slipping down the outside lip. The angle alongside the hill was much steeper than I had realized and the ground was muddy and slippery. I started rolling down the hill, the same way Wolker had. Robinson and the Vietnamese successfully landed on the crater’s lip and laughed at Wolken and me. It took us several minutes to rejoin the team.
I radioed Sergeant First Class Robert “Spider” Parks, who was flying overhead in the 0-2 Covey, and told him that we were OK. Spider said he’d stand by for 10 more minutes before releasing the assets. Ten minutes later I broke squelch three times for the final team OK.
As we moved away from the LZ, Phouc was walking point, with Sau behind him. Wolken was third in line. I was behind him, Robinson was behind me while Hiep brought up the rear. We took a break as Phouc, Sau and Wolken applied mud to their bee stings.
About half an hour later, Phouc signaled that he heard a lot of activity in front of him. Within seconds we all heard the noise. At first, we thought it was an NVA regiment charging toward us. I got behind a log and pulled a pin from an M26 frag grenade, only to realize that we were being overrun by a chattering group of monkeys.
After being overrun, we went into the standard move-10 minutes, wait-10 minutes pace, on the principle that in the jungle you can learn more from hearing than seeing. Then around noon, we heard the first shot fired by an enemy tracker. By 1400 hours they sounded like they had located our trail. By dusk, the trackers had moved through the thick jungle quicker than we had and were closing in on us. We kept moving until last light, then we finally set up our RON (Rest [Remain] Over Night) site. As I moved out to place a claymore mine on our eastern perimeter, the tracker startled us b firing one last round, which sounded like he was less than 10 meters from our southern perimeter.
Because the trackers were so close, we didn’t eat until midnight, after I radioed a team OK to the airborne command center that flew over Southeast Asia 24 hours a day. Sau and Hiep went right to sleep. Between 2000 hours and 0200 hours the next morning, I listened to the tracker skirt our team, ending his travel in front of my claymore mine.



I wasn’t sure if he had located it or not, so I detonated it and woke up the team and half the jungle with the explosive roar. For the rest of the night, there was no more movement around our perimeter.
At first light, we moved on. When Spider flew over, I gave him a quick sitrep (situation report). Through the morning, we heard no more tracker shots or any obvious enemy movement. The only thing that concerned me was the fact that Sau’s eyes began to get bigger as the day progressed. By that time, he had been running missions for five years. He could smell the NVA. During one break, he said, “Beaucoup VC, beaucoup VC.” That scared me, because I hadn’t heard or seen anything to corroborate Sau’s intuition.
At noontime, I gave Spider a team OK, but told him Sau was nervous. Spider reminded me to trust Sau’s instincts and said he’d return at 1600 hours.
By now, Sau and Hiep had swapped places, with Sau in the rear and me in the number five slot next to him. Around 1300 hours, I heard Sau hiss like a snake. Across a ravine, on the hill we had just descended, were two NVA soldiers, armed with AK-47s and smiles.
Smiles!!
What kind of game was this?! They didn’t raise their weapons or make any hostile moves. They just smiled at us.
Because they were no more than 45 yards away, I pulled out my sawed-off M79, indicating to Sau I’d like to permanently wipe the smiles off those smirking faces. Sau said, “no, beaucoup VC, di, di! (go, go).”
I told Wolken what happened and immediately we headed by high ground. Within an hour, we were atop a knoll big enough to hold ST Idaho. Wolken told me to get the PRC-25 and get Spider back over us ASAP.
By now, Sau’s eyes were bigger than saucers. I put the long antenna on the PRC-25 and made several calls on the primary, secondary and alternate frequencies, to no avail. I turned on the emergency beeper on the URC-10. That distress signal was on a channel which was supposed to be monitored at all times by all aircraft flying over the Prairie Fire AO.
No one responded. I opened a can of apricots and was sipping the sweet nectar when all hell broke loose.
Suddenly, the green jungle around us erupted with deafening full-automatic blasts from NVA-held AK-47s. Sau, Phouc, Hiep and Wolken responded instantly.
The crack of AK-47 rounds never sounded louder or closer. All I could see from our perimeter was the smoke, the red and orange blasts coming from the darker-than-ever green jungle, and green AK-47 tracers, which were flying over our heads.
The thunderous fury of dozen of men blasting away at each other on full automatic, within 10 or less feet of each other, kills all sounds. Numbs all eardrums.
Then, just as suddenly as the roar had begun, it stopped.
Everybody ran out of bullets, except for me, and I emptied my magazine toward the most intense area of enemy fire.
The only sounds audible through hurting ears were the metallic clicks of magazines being slammed into hot rifles and gunbolts sliding shut to resume the apocalyptic death roar.
ST Idaho won the reload race. Nobody was faster than Sau and Phouc at getting the first magazine out and the second one in. Within seconds we had gained fire superiority. At that instant, at the peak of the fire-fight, those brief, tense adrenaline-pumping seconds made all the other games in life seem like patty-cake. You miss your man here and you die.



The majority of the enemy firing was coming at us from the south and west parts of the small knoll. Wolken and I chucked a couple of M26s down the side of the knoll, in between blasts of full auto on our CAR-15s.
As soon as we gained complete fire superiority, I turned on the URC-10 beeper and started screaming into the PRC-25.
The small knoll saved us. The jungle was so thick and the knoll so small, only a score of NVA could rush us at once.
Soon they were stacking bodies and firing at us from behind their dead comrades. A lot of NVA soldiers died in those first few minutes of hell on earth.
For more than an hour, my cries and screams into the radio and URC-10 beeps went unanswered as the NVA mounted more mass attacks.
But the hill, the jungle and our CAR-15s worked against them as they continued to pile up or drag away more bodies. With no help around, conserving ammo while keeping Charlie back became a top priority.
Waiting several hours for help in the Prairie Fire AO after making contact with the NVA was not unusual. In fact, any time a team got help in less than an hour or two, people boasted about it as though it were a minor miracle because the AO was so far from Vietnam.
Finally, I heard Spider on the radio. He said an F-4 Phantom returning from a bombing run in Northern Laos had heard the beeper and called him.
I told Spider we had a “Prairie Fire Emergency,” which diverted all airborne assets in the AO to our target, including any F-4s that were heading north. Spider also said he had called the Judge and the Executioner--an Americal Division gunship team that was temporarily attached to our operation. Within minutes, Spider was over our position. He told me to pop smoke, Spider said he saw two yellows, which meant the NVA were monitoring our frequency.
We changed frequencies and I popped a violet smoke. A few minutes later, the first A1E Skyraider arrived on target and made a gun run on the western perimeter. He made his first napalm run on the south side and said, “Put your heads down. I’m going to make you sweat.”
He brought it so close we could feel the heat from the deadly jell. A few seconds later we smelled burning flesh. As he dove toward us a third time, the pilot said, in a quite Southern drawl, “It’s crispy critter time.”
When the NVA heard the old World War II plane making another run, they charged us in a desperate attempt to get close to us in order to avoid the Skyraider’s deadly ordnance.
Then we blasted away and pushed them back down the hill, and the Skyraider pushed them back toward us, like a death dance. Right then and there I thanked the Lord for Uncle Sam’s Air Force.
By now, each team member had developed lanes of fire down the hill. At one point when I was talking to Spider, I though I saw something moving in my lane of fire. All I could see was the ass of an NVA soldier crawling up the hill. I told Spider, “Wait one” (second). Then the NVA stuck up his head to se where he was, and the last thing he might have seen was a puff from my CAR-15 as his head exploded like a coconut.
For the next few hours, Spider and I worked numerous fast movers and A1Es, hitting the southern and eastern perimeters hard. The Air Force dumped thousands of mini-gun rounds, 20mm rounds, several 500-pound bombs, numerous napalm and CBU (Cluster Bomb Unit) canisters on the dauntless NVA troops. In between gun runs, Wolken and I would fire our M79s upward, like mortars, thorough one small opening in the jungle canopy.
About half an hour before dusk, Spider told us the Kingbees were on their way. And by that time, the Judge and Executioner had refueled and reloaded and were returning with them.



Ten minutes before the Kingbees arrived, Spider was like a master conductor, running F-4s and A1Es around our perimeter.
The Judge and the Executioner led the Kingbees into and L which was about 10 yards west of our perimeter. Spider had spotted a little ridge from our knoll to a knoll covered with elephant grass and small trees. The Kingbee could not land, but Captain Thinh roared in, chopping the tops off several small tress, and hovered 10 feet off the ground.
ST Idaho ran to the chopper. That wasn’t as easy as it sounded. It took us 10 minutes to cover those 10 yards.
The ground was wet and muddy. The elephant grass between 6 and 10 feet tall and thick. Because the grass was so thick I went first, trying to blaze a trail through it. When I fell, Wolken ran, literally ran over me, and plowed forward. When he fell, I returned the favor.
As we moved slowly toward the chopper, the activity around us heightened to a frenzy. The NVA knew what the Kingbee was doing. The NVA knew that they knew we were vulnerable. He directed the Judge and Executioner through gun runs along the eastern perimeter while the Kingbee hovered on the western edge.
Sau and Hiep covered our frantic, desperate drive to the chopper. As the Kingbee hovered about 8 feet above us, Wolken and I threw the other four members into the chopper. At some point during that craziness, I looked up at Capt. Thinh, and he was sitting there as cool as a Rocky Mountain breeze, keeping the aging H-34 hovering while taking numerous hits (the next morning, the maintenance crew counted 48 holes int he ancient ship).
Finally, Wolken told me to get in. By now, my adrenaline was roaring through my body like a berserk subway. I grabbed Wolken by his fatigue jacket and threw the 220-pound staff sergeant into the Kingbeee. Then I threw my rucksack and jumped up onto the ladder, where Wolken grabbed me by the shoulder while telling the gunner to get the hell out of there.
As Capt. Thinh lifted the Kingbee, Hiep and Sau blasted away out of the port windows, Phouc and Robinson blasted away out of the starboard window and Wolken and I emptied our last magazine into the dark jungle, which had dozens, if not hundreds, of muzzle flashes lighting up the darkness. As we ascended skyward, I fired my last M79 round and dropped my white phosphorous grenade, which looked spectacular against the quickly fading jungle.
Seconds later, the hell and fury and death of the LZ were behind us.
Suddenly, the cool night air hit us, as Wolken and I watched the final fleeting moments of the sweetest sunset we had ever seen in our lives.
We had survived. How many NVA hadn’t survived?
Capt. Thinh flew us back to Phu Bai. Before he returned to his base at Da Nang, I climbed up to the pilot’s seat and thanked him for saving our lives and told him he never had to pay for a drink in the FOB-1 club again.
Because it was late, I went to the mess hall and got some chow for Sau, Hiep and phouc and ate with them. Sau appeared as though nothing unusual had happened. I had never been so close to thunderous death before. Our meal was somber. Later I went to the club, where an Australian floor show was in progress. A lot of the guys wanted sex. I was happy to be alive. Later, when talking to a friend, I realized I had killed a man, perhaps more than one. The line from an old Doors song surfaced in my mind: “The war is over for the unknown soldier...bullet struck the helmeted head.” Silently, I thanked the Lord for sparing me, again.


SPIKE TEAMS, HATCHET FORCES, AND SLAM COMPANIES:
Mention of the U.S. Army’s Special Forces in Vietnam usually conjures up images of A-Teams in remote outposts training and fighting with the Meo and Montagnard tribesman. After all, the Green Berets’ primary mission before Vietnam was the support of guerrilla and partisan forces behind enemy lines. But as American’s ground war in Vietnam expanded, so too did the role of Special Forces.
A major departure from their pre-war mission was strategic ground reconnaissance. These missions were conducted under the guise of the Studies and Observations Group (SOG), a subordinate command of Military Assistance Command (Vietnam). Ground Studies Group (SOG 35), one of eight operational commands within SOG, was charged with ground operations and had responsibility for cross-border missions. Operating from Forward Operating Bases (FOBs) located at Phu Bai (FOB-1), Kontum (FOB-2), Khe Sanh (FOB-3), Da Nang (FOB-4), Ban Me Thout (FOB-5), and Ho Ngoc Tao (FOB-6), Green Berets detached from 5th Special Forces ventured into the border areas of Cambodia and Laos and often beyond.
Frequently, intelligence provided by the recon teams (known as Spike Teams, usually consisting of two to three SF troops and nine indigenous personnel) was exploited by SOG as well. Battalions consisting of four SLAM (Search-Locate-Annihilate-Monitor) companies operated from the same four FOBs as the Spike Teams.
Spike Teams were tasked with linear, point, area and route reconnaissance; road, trail and river watch; route mining, interdiction and ambushes; capture of prisoners; bomb damage assessments; the direction of air and artillery strikes on targets of opportunity; crash site inspection; allied prisoner recovery and limited ground combat, SLAM companies were made up of Hatchet (later Hornet) Force platoons. These platoons were tailored to specific missions which included rapid engagement of recon-produced targets, reconnaissance-in-force, route interdiction, ambushes and raids, security of temporary patrol bases, short-term area denial, cache destruction and allied prisoner recovery.
After reorganization in November 1967, SOG 35 operations included Command and Control South (CCS), headquartered in Ban Me Thout, Command and Control Central (CCC) located at Kontum, and Command and Control North (CCN) in Da Nang. The border areas in which the teams operated were divided into three “projects”: DANIEL BOONE (further divided into three smaller zones), which ran from the southern border of Vietnam on the Gulf of Siam to the tri-border region; PRAIRIE FIRE, which ran from the DANIEL BOONE area to just north of the border with North Vietnam, and NICKEL STEEL, which ran astride the western half of the DMZ. CCS operated in PRAIRIE FIRE and the Alpha zone of DANIEL BOONE, and CCN operated in the PRAIRIE FIRE and NICKEL STEEL areas.
If you aren’t confused yet, stand by. It should be noted that all three of the “projects” were assigned different names during different periods of the war. PRAIRIE FIRE was originally known as SHINING BRASS , and after April 1971 was changed to PHU DUNG. DANIEL BOONE was renamed SALEM HOUSE and later changed to THOT NOT. NICKEL STEEL was originally DOUBLE CROSS.


From September 1966 until April 1971, Special Forces personnel assigned to SOG conducted more than 1,500 missions into Laos and Cambodia, providing tactical and strategic intelligence for those directing the war from Saigon and Washington. In the spring of 1971, Congress passed the Cooper-Church Amendment, which prohibited Special Forces from conducting missions across the border, and although the missions continued for some time after that, Vietnamization and the withdrawal of U.S. forces eventually brought the operations to a halt. The sustained unconventional warfare activities of SOG 35 represented not only a broadening of Special Forces’ pre-war role, but at the same time it was the Army’s most successful deep-penetration campaign.

One-Zero John Stryker Meyer and One-zero Hoa Pham
Wounded Marines Luncheon Camp Pendleton, California